Sau khi ly hôn,cha, mẹ
căn cứ vào Bản án có hiệu lực của Tòa án quyết định về việc
nuôi con, theo đó Người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trường hợp cha/mẹ
đưa con ra nước ngoài định cư rõ ràng đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thăm non
của người không trực tiếp nuôi con. Điều này đồng
nghĩa với việc bố/mẹ đưa con ra nước ngoài đã cản trở việc thăm nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con cho người bố/mẹ còn lại không trực tiếp nuôi con.
Do đó, nếu bố/mẹ không
trực tiếp nuôi con gửi văn bản ngăn chặn việc đưa con ra nước ngoài định cư thì
sẽ gây khó khăn cho việc đưa con ra nước ngoài định cư. Bên cạnh đó, khi tái
hôn với người nước ngoài và đưa con ra nước ngoài định cư sẽ là cơ sở để người
bố/mẹ không trực tiếp nuôi con khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con.
Theo quy định tại khoản
3 Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP về yêu cầu cấp hộ chiếu thì đối
với trẻ em dưới 14 tuổi, chỉ cần cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai
và ký vào tờ khai. Do đó, người bố/mẹ có dự định đưa con ra nước ngoài có thể
tự mình điền vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho con.
Tuy nhiên, cần lưu ý
đến quy định của pháp luật nước nhập cảnh, có một số nước yêu cầu phải có sự
đồng ý của cả bố và mẹ bằng văn bản mới đồng ý cấp visa.
Như vậy: Đối với trường hợp trên,
cha mẹ nên thoả thuận về việc đưa con ra nước ngoài định cư. Ngoài ra, cần
liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại dự định nhập cảnh để tìm hiểu về
việc xin Visa cho người chưa thành niên có yêu cầu phải có sự đồng ý cả cha và
mẹ hay không.