Luật Đất đai quy định khi chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau thì hợp đồng chuyển
nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất có hiệu lực kể từ ngày công chứng.
Luật nhà ở quy định thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng mua bán nhà ở là thời điểm
hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công
chứng, chứng thực.
Khi Hợp đồng có hiệu lực sẽ phát sinh
quyền, nghĩa vụ của các bên như: Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ đưa giấy tờ hợp
pháp về nhà, đất cho bên nhận chuyển nhượng để thực hiện thủ tục đăng ký biến động
(đăng ký sang tên), nghĩa vụ khai nộp thuế thu nhập cá nhân; bên nhận chuyển
nhượng có nghĩa vụ thanh toán, khai nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu thỏa thuận nộp
thay), đăng ký biến động, nộp lệ phí trước bạ…
Phân biệt Hiệu
lực của Hợp đồng và Hiệu lực của việc mua bán
Tiêu chí
|
Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng
|
Hiệu lực của việc chuyển nhượng
|
Thời điểm
|
Có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng
|
Có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính
|
Thời gian có hiệu lực
|
Có hiệu lực trước
|
Có hiệu lực sau
|
Khi chuyển nhượng thì bước đầu tiên phải công chứng hoặc chứng
thực, còn đăng ký vào sổ địa chính là bước cuối cùng để thực hiện thủ tục
đăng ký biến động (đăng ký sang tên)
|
Ý nghĩa
|
Là thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng do các
bên đã thỏa thuận
|
Là thời điểm hoàn thành việc chuyển nhượng
|
Căn cứ pháp lý:
Điều 117, Điều 129, Điều 503 Bộ luật
dân sự 2015; Điều 27 Luật đất đai 2024; Điều 5 Luật Công chứng 2014; Điều 64 Luật
Nhà ở 2023./.