Vấn đề pháp lý khi thực hiện các giao dịch cho thuê căn hộ/nhà đất




If you need advice? Do not hesitate to contact customer service hotline 0914445005 hoặc TƯ VẤN

    1. Thẩm quyền cho thuê nhà của người cho thuê Đây là vấn đề mấu chốt nhất cần phải xem xét kỹ trước khi để chủ nhà và người đi thuê nhà giao dịch với nhau thông qua hợp đồng thuê nhà. Vì người không có thẩm quyền cho thuê nhà thì không thể cho thuê nhà, một thực tế là chung ta không hay để ý tới chủ nhà xem chủ nhà ấy có đủ thẩm quyền cho thuê nhà hay không, mà cứ ký hợp đồng luôn. Vậy ai là người có đủ thẩm quyền cho thuê nhà đây? 

    Theo quy định của luật thì người này là: Người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền trên đất; Người được ủy quyền (được ghi nhận bằng Văn bản ủy quyền hợp pháp) bởi người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền trên đất; Người/những người thừa kế của chủ sở hữu/chủ sử dụng ngôi nhà/thừa đất đó; Người được chủ sở hữu/chủ sử dụng/người, những người thừa kế chủ sở hữu/chủ sử dụng ngôi nhà/thừa đất đó đồng ý bằng Văn bản/điều khoản hợp pháp cho phép người đó được quyền cho thuê nhà hoặc cho thuê lại nhà. Để biết được người cho bạn thuê nhà là chủ nhà hay là người nào đó theo trường hợp trên, các bạn buộc phải nghiêm túc yêu cầu người đó cung cấp các giấy tờ liên quan đến bạn xác định họ có đủ tư cách và thẩm quyền cho thuê nhà hay không?.

    2. Thuê nhà dân (tức nhà lẻ của người dân); thuê nhà thông qua doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh bất động sản. Chủ nhà là nhà dân thông thường: Họ không cần đăng ký kinh doanh cho thuê nhà theo quy định của luật; Chủ nhà là người thường xuyên cho thuê nhà, kinh doanh việc cho thuê nhà với tư cách cá nhân: Họ phải có Giấy chứng nhận Hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề cho thuê nhà trọ,.. Chủ nhà là doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh bất động sản: Họ phải có Giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề cho thuê bất động sản và đủ điều kiện kinh doanh theo luật định. Nếu thuộc trường hợp nào mà họ đứng tên ký hợp đồng nhưng không cung cấp được các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện, tư cách của họ thì tốt nhất bạn không nên môi giới cho khách, mà khách thuê cũng không nên ký hợp đồng. Bởi vì ký xong rất có thể Hợp đồng vô hiệu.

    3. Giao dịch thuê và cho thuê phải thực hiện bằng văn bản: Nhà nhỏ hay nhà to, đất lớn hay đất bé cứ lập hợp đồng. Hợp đồng thuê nhà thì không cần công chứng, chứng thực, nhưng giá trị hợp đồng mà lớn (vài trăm ngàn đô chẳng hạn) thì nên lập hợp đồng và làm công chứng, chứng thực để nếu có tranh chấp thì sẽ dễ xử lý hơn. Đặc biệt, khi lập hợp đồng cần lưu ý Điều khoản và quy định nộp thuế đối với cá nhân/tổ chức cho thuê nhà: Điều kiện, căn cứ nộp thuế TNCN và thuế GTGT;