Mua đất, mua nhà nhờ người đứng tên hộ


Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nên nhiều người mua đất, mua nhà mặc dù là tiền họ bỏ ra toàn bộ nhưng lại để người khác đứng tên toàn bộ giấy tờ, thay mặt toàn bộ quy trình để làm việc với các bên, đứng tên hộ trên Sổ đỏ, Sổ hồng.



If you need advice? Do not hesitate to contact customer service hotline 0914445005 hoặc TƯ VẤN

    Những lý do cho việc này thường xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tin tưởng người thân quá mức cho phép nên đưa tiền cho người thân mua, và để cho người thân giữ tiền, đứng tên hộ; Tiền kiếm được bất minh, bất chính, không rõ ràng nguồn gốc nên không muốn đứng tên trên giấy tờ liên quan đến bất động sản; Vì khoảng cách địa lý, vì sự khác biệt về quốc tịch…; Vì nghĩ rằng người đứng tên có thể thay mặt mình, giúp mình đỡ lo lắng, đỡ phải suy nghĩ nhiều về các vấn đề khác nhau liên quan đến các quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất nên vô tư nhờ người khác đứng tên hộ.

    Theo quy định của pháp luật thì: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” vậy thì liệu nhờ đứng tên như vậy sau này mình có đòi lại được tài sản mà vốn dĩ thuộc về mình từ người đang đứng tên hộ hay không?

    Trường hợp một: Không đòi được nếu như bạn không có bằng chứng chứng minh cho việc nguồn tiền từ bạn và sự thỏa thuận thống nhất nhờ đứng tên hộ đó, và đặc biệt, dù có có như vậy, thật như thế, nhưng nếu như bạn kiện ra Tòa, Tòa xử bạn thua.

    Trường hợp hai: Có khả năng đòi được khi bạn đã chuẩn bị hết các chứng cứ có sẵn để minh chứng cho việc đó. Nhưng bạn cũng chỉ đòi được khi bạn kiện ra Tòa và Tòa xử bạn thắng, bạn còn phải chia sẻ những lợi ích từ tài sản đó cho người đứng tên hộ, vì họ có công “đứng tên hộ” bạn bây lâu nay, chăm sóc, bồi dưỡng tài sản cho bạn.

    Trường hợp ba: Không đòi được lại tài sản đó vì không có bằng chứng, chứng cứ nào cả. Hoặc người đứng tên đã chết, giờ tài sản chia hàng thừa kế, bán cho người khác.

    Vậy, trường hợp cần người khác đứng tên tài sản thì phải làm sao để hạn chế thấp nhất rủi ro?

    Bạn phải ghi nhận lại các bằng chứng cho việc nguồn tiền là của bạn, bạn chuyển tiền cho ai, như thế nào, bao nhiều đợt, hóa đơn, chứng từ ghi nhận ra sao…. bạn phải có bằng chứng chứng minh tiền là của bạn và ghi nhận lại điều đó bằng các chứng cứ không cần phải chứng minh trước Tòa (lập vi bằng, làm công chứng, chứng thực). Bạn cũng cần có một Thỏa thuận nhờ người khác đứng tên hộ và ghi nhận rõ quyền và nghĩa vụ của họ theo thỏa thuận đó (Thỏa thuận này là bất hợp pháp nhưng thực tế nó lại có ý nghĩa là bằng chứng). Bạn cần hiểu rõ người mà bạn nhờ đứng tên hộ, cần kiểm soát và cầm trịch được họ, cần biết điểm mạnh, điểm yếu của họ ở đâu để mà luôn lường trước các vấn đề rủi ro xảy ra và phương cách phòng tránh. Nên nhớ, liên tục để ý, theo dõi ngôi nhà, mảnh đất đó thường xuyên hơn để tránh trường hợp người đứng tên hoặc những người liên quan cố ý, cố tình xâm phạm và giao dịch tài sản đó của bạn. Khi họ giao dịch tài sản đó của bạn rồi thì việc bạn lấy lại ngôi nhà, mảnh đất đó sẽ khó hơn. Vì lúc này vấn đề đã phức tạp hơn, người thứ ba mua, thuê ngôi nhà, mảnh đất đó họ rất ngay tình không biết rằng có sự tồn tại của một người chủ thực sự khác. Nên người đó có quyền đối với tài sản đã được mua, thuê từ người “chủ hờ” đứng tên trên giấy tờ. Giữ các Giấy tờ gốc của mảnh đất, ngôi nhà, trong những trường hợp cấp bách, bạn cần thu thập chứng cứ đủ để cần báo cho các cơ quan chức năng ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản mà sự thực nó là của bạn. Thậm chí còn có thể kiện họ về tội lừa đảo, lạm dụng chiếm đoạt tài sản của bạn nữa.