Những tranh chấp thường xảy ra liên quan đến việc hùn vốn mua chung mảnh đất, ngôi nhà


Có rất nhiều tranh chấp với những hình thù khác nhau xảy ra, nhưng sẽ là chủ yếu nhận thấy những tranh chấp nhiều nhất giữa những người cùng sở hữu, sử dụng mảnh đất, căn nhà đó. Thực trạng này xảy ra khá phổ biến và thường xuyên.



If you need advice? Do not hesitate to contact customer service hotline 0914445005 hoặc TƯ VẤN

    Những tranh chấp thường xảy ra sẽ dưới dạng: Một trong số người hùn vốn mang đất đi bán, mà không có sự đồng ý của những người còn lại; Tranh chấp vì quên không nhớ mìn đã góp bao tiền; Tranh chấp giữa các người mới với những người cũ về quyền sử dụng, quyền sở hữu; Tranh chấp do giao dịch chuyển nhượng, mua bán với chủ cũ bị vô hiệu (vi phạm về hình thức giao dịch, vi phạm về nội dung giao dịch); Tranh chấp với bên thứ ba ngay tình, không ngay tình; Tranh chấp trong các giao dịch với ngân hàng, thế chấp tài sản, giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Tranh chấp về các nghĩa vụ của chủ đất với các tổ chức, cá nhân khác….

    Giải pháp nào để tránh né những rủi ro, tranh chấp xảy ra như nêu trên

    Để những rủi ro, tranh chấp nêu trên không xảy ra hoặc hạn chế xảy ra thì từng bước, từng quy trình trong hoạt động đầu tư mua chung, nhận chuyển nhượng chung mảnh đất, ngôi nhà phải thực sự làm chắc chắn. Phải hiểu rõ được bản chất của việc đầu tư, nhưng cũng cần hiểu hơn về người cùng đầu tư, cùng hùn vốn làm ăn với mình, tuyệt đối tránh né những đối tượng “cả thèm chóng chán”; “tham lam vô độ”; “có xu hướng đi theo lối riêng, chơi xấu…”….Lưu ý những vấn đề sau đây:

    Chọn đúng người cùng hùn vốn, cùng hợp tác để mua đất, mua nhà; Làm hợp đồng góp vốn cho cẩn thận, ghi rõ ràng, ràng mạch, cụ thể các nội dung, cần có công chứng, chứng thực hợp đồng góp vốn đó, lưu trữ cẩn thận hợp đồng góp vốn; Ghi nhận lại các bằng chứng góp vốn, chuyển tiền, nhận tiền, giao dịch tiền để làm chứng cứ lâu dài sau này; Trông chừng các hành vi tẩu tán tài sản, lẩn tránh nghĩa vụ của các đồng sở hữu bằng việc liên tục để ý đến tình trạng đất đai, nhà cửa hiện tại; Nếu dùng mảnh đất, căn nhà đó thế chấp để vay vốn ngân hàng thì: cần lập văn bản (có công chứng, chứng thực) thỏa thuận về việc ủy quyền cho một người đứng tên cũng như các quyền và nghĩa vụ của cả hai người trước khi làm thủ tục vay ngân hàng. Một trong những lưu quan trọng nhất của việc hạn chế các tranh chấp xảy ra đối với trường hợp góp vồn, hùn vốn chung để mua đất, mua nhà đó là: Tùy vào mục đích khác nhau, cần phải làm chuẩn chỉnh các quy trình pháp lý và lường trước các rủi ro.