Trên Thế giới cũng như tại Việt Nam, tín dụng xanh đã có những
bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, số liệu thống kê cho thấy giai
đoạn 2017-2023, tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng tăng trưởng trung bình khoảng
22% mỗi năm. Nhiều tổ chức tín dụng đã thiết kế các gói và chương trình tín dụng
xanh phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. Tính đến đầu năm 2024, dư
nợ tín dụng xanh ước tính đạt 500 ngàn tỷ đồng (tương đương hơn 20.3 tỷ USD).
Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín
dụng xanh: Năng lượng tái tạo; Năng lượng sạch (chiếm gần 45%); Nông nghiệp
xanh (chiếm gần 30%). Một số ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng xanh với
lãi suất ưu đãi, thấp hơn từ 0.5% đến 2% so với lãi suất thông thường như BIDV
(HOSE: BID) đã triển khai gói tín dụng 10 ngàn tỷ đồng cho các doanh nghiệp đầu
tư vào các dự án xanh mới, mở rộng hoặc cải tạo các dự án hiện có thành các dự
án xanh. TPBank (HOSE: TPB) cũng công bố gói tín dụng 5 ngàn tỷ đồng dành riêng
cho các doanh nghiệp có kế hoạch và dự án xanh; với lãi suất 0% trong ba tháng
đầu tiên cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, giao thông vận tải,
nông nghiệp, quản lý nước và chất thải bền vững, xây dựng và bất động sản xanh.
VietinBank (HOSE: CTG) cũng phân bổ 5 ngàn tỷ đồng cho chương trình tài chính
xanh Green UP để cung cấp vốn cho các dự án và kế hoạch mang lại lợi ích cho cộng
đồng và xã hội. Các ngân hàng khác như MSB, ACB, Agribank, MBBank, HDBank và
Nam A Bank cũng có các chương trình tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp và dự
án xanh.