“Hợp đồng hợp tác đầu tư/góp vốn/vay” trong giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai


Thực tế trong thời gian vừa qua, nhiều dự án bất động sản đã huy động vốn từ khách hàng thông qua hình thức ký hợp đồng góp vốn, hợp đồng vay vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh/đầu tư, sự cố tình của các chủ đầu với mục đích không chuẩn chỉnh, lạm dụng vốn của khách hàng, huy động vốn bất hợp pháp…. đã khiến họ luôn trong trạng thái không đồng ý thương lượng đàm phán các điều khoản trong các hợp đồng này với khách hàng, nên khách hàng không có điều kiện để đảm bảo quyền



If you need advice? Do not hesitate to contact customer service hotline 0914445005 hoặc TƯ VẤN

    Thực chất hợp đồng là mua bán, chuyển nhượng bất động sản nhưng lại đặt tên là hợp đồng hợp tác/đầu tư kinh doanh, hợp đồng góp vốn, hợp đồng vay…Tên hợp đồng là hợp đồng hợp tác/đầu tư kinh doanh, hợp đồng góp vốn, hợp đồng vay nhưng lại có điều khoản thỏa thuận về việc ưu tiên mua nhà, nhận chuyển nhượng đất, cam kết trả khách hàng căn hộ, quyền sử dụng đất….Không có điều khoản thỏa thuận về lãi suất được hưởng trên cơ sở khoản đầu tư, hợp tác, khoản vay, khoản góp vốn của khách hàng.

    Rủi ro nào ập đến với khách hàng khi ký Hợp đồng dạng này

    Một hợp đồng góp vốn hay hợp tác kinh doanh hay hợp đồng vay trá hình kiểu thế nhằm che giấu đi bản chất của một hợp đồng mua bán bất động sản có thu tiền ứng trước sẽ đương nhiên bị xem là vô hiệu. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải hoàn trả lại khoản tiền ứng trước của khách hàng hay bên góp vốn và phải bồi thường thiệt hại nếu là bên có lỗi. Mặc dù khó có thể đo lường chính xác thiệt hại của các bên, nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy tiến độ thực hiện dự án đầu tư sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại thực tế mà khách hàng phải chịu. Và cuối cùng thì, nhà khách hàng định mua, đất khách hàng định lấy có thể sẽ mãi mãi không bao giờ có, công cuộc đi đòi lại tiền của chủ đầu tư là công cuộc kiện tụng, gian nan đầy thử thách tốn kém cả tiền bạc và thời gian.

    Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở phải thông qua hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh thì chủ đầu tư chỉ được ký kết các hợp đồng này sau khi có đủ điều kiện sau đây: Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định của pháp luật; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt; Đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án;  Đã có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng nơi có dự án. Chủ đầu tư phải có văn bản kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huy động vốn gửi Sở Xây dựng đề nghị có văn bản thông báo đủ điều kiện được huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở. Trường hợp đã đủ điều kiện huy động vốn chủ đầu tư đã gửi hồ sơ đề nghị nhưng quá thời hạn quy định mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng huy động vốn nhưng phải chịu trách nhiệm về việc huy động vốn này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo việc đủ điều kiện được huy động vốn sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.  Tổ chức, cá nhân huy động vốn quy phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng theo quy định của pháp luật; trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.