Tranh chấp về thừa kế: Con dâu/Con rể có
quyền hưởng một phần di sản của bố mẹ chồng/vợ; Việc thừa kế tài sản của con
nuôi, cha mẹ nuôi.
1.
Con dâu/Con rể có quyền hưởng một phần di sản của bố mẹ chồng/vợ.
Căn cứ theo điểm
d Mục 1 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp lệnh thừa kế
30/08/1990
d) Trong trường hợp
người con dâu tham gia lao động chung trong gia đình bố, mẹ chồng, góp phần xây
dựng, duy trì khối tài sản ở gia đình bố, mẹ chồng, thì khi xác định di sản của
bố, mẹ chồng, Toà án phải coi khối tài sản ở gia đình bố, mẹ chồng là tài sản
thuộc sở hữu chung và người con dâu là một đồng sở hữu chủ. Người con dâu có
quyền được hưởng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung hiện có với
danh nghĩa là một đồng sở hữu chủ chứ không phải với danh nghĩa thừa kế của bố,
mẹ chồng. Người con rể trong trường hợp tương tự cũng được giải quyết như người
con dâu.
Ngoài ra, trong
trường hợp chồng chết trước bố, mẹ chồng mà người con dâu vẫn ở lại trong gia
đình bố, mẹ chồng và có công chăm sóc, nuôi dưỡng bố, mẹ chồng, nếu người con
dâu có yêu cầu, thì Toà án trích một phần tài sản của bố, mẹ chồng để thanh
toán về công sức và tài sản mà người con dâu đã dùng để chăm sóc, nuôi dưỡng bố,
mẹ chồng. Người con rể trong trường hợp tương tự cũng được giải quyết như người
con dâu.
2. Việc
thừa kế tài sản của con nuôi, cha mẹ nuôi.
Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990
6. VỀ VIỆC THỪA KẾ
TÀI SẢN CỦA CON NUÔI, CHA NUÔI, MẸ NUÔI
Điều 27 quy định:
"Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được
thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này".
Quy định trên được
hiểu như sau:
a) Về phía gia
đình cha nuôi, mẹ nuôi: con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi
mà không có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi.
Trong trường hợp
người có con nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên
trở thành con nuôi của người khác đó cho nên họ không phải là người thừa kế của
nhau theo pháp luật.
b) Về phía gia
đình cha, mẹ đẻ: Người đã làm con nuôi của người khác vẫn có quan hệ thừa kế với
cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột,
bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Pháp
lệnh Thừa kế như người không làm con nuôi của người khác.
3.
Các trường hợp khác.
Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990
b) Con trong giá
thú hay con ngoài giá thú của một người đều là người thừa kế hàng thứ nhất của
người đó.
Cha, mẹ của người
con trong giá thú, cha, mẹ của người con ngoài giá thú là những người thừa kế
hàng thứ nhất của người con của mình.
Người vừa có con
trong giá thú vừa có con ngoài giá thú là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả
các người con của mình.
c) Người vừa có
con đẻ vừa có con nuôi là người thừa kế hàng thứ nhất của cả con đẻ và con nuôi
của mình.
d) Ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại là những người thừa kế hàng thứ hai của cháu nội, cháu ngoại
của mình; nhưng cháu nội, cháu ngoại không phải là người thừa kế hàng thứ hai của
các ông, bà vì cha, mẹ của cháu (tức là con của ông, bà) là người thừa kế hàng
thứ nhất của ông, bà, nếu cha, mẹ cháu chết trước ông, bà thì cháu là người thừa
kế thế vị.
đ) Con nuôi không
đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng và cũng không đương
nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi. Do đó, con nuôi không
phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người nuôi.
e) Anh ruột, chị
ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh
bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của
nhau, không phụ thuộc vào việc các con đó là cùng cha hay khác cha. Cũng tương
tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu con thì bấy nhiêu người con đó đều
là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng mẹ
hay khác mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh, chị,
em ruột của nhau.
g) Cụ nội của một
người là người sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người
là người sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy, các cụ của một
người gồm có cha đẻ, mẹ đẻ của ông nội, bà nội và cha đẻ, mẹ đẻ của ông ngoại,
bà ngoại của người đó. Người đó là chắt của các cụ.
Các cụ là người
thừa kế hàng thứ ba của chắt, nhưng chắt không phải là người thừa kế hàng thứ
ba của các cụ (tương tự như ông, bà, là người thừa kế hàng thứ hai của cháu,
nhưng cháu không phải là người thừa kế hàng thứ hai của ông, bà).