Điều 6. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
thuộc trường hợp tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng dân sự
1.
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải ghi rõ trong đơn về biện
pháp khẩn cấp tạm thời cần áp dụng theo quy định tại Điều
114 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trường hợp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời ghi không cụ thể, không chính xác biện pháp khẩn cấp tạm thời
cần được áp dụng thì Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu.
2. Tòa án ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ
chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã ghi trong đơn yêu
cầu.
Ví dụ: Anh A có đơn yêu cầu Tòa
án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản là ngôi nhà X của ông B
nhưng Tòa án lại ra quyết định phong tỏa tài sản Y của ông B ở nơi gửi giữ.
3. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan,
tổ chức, cá nhân là trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá về
phạm vi, quy mô, số lượng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã ghi trong đơn yêu cầu.
Ví dụ: Công ty C có đơn yêu cầu
Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa số tiền một tỷ đồng trong
tài khoản của công ty D tại ngân hàng Z, nhưng Tòa án áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời phong tỏa một tỷ đồng trong tài khoản của công ty D và áp dụng bổ
sung biện pháp phong tỏa tài sản Y của công ty D tại nơi gửi giữ.
4.
Trường hợp đương sự thay đổi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì
Tòa án yêu cầu họ phải làm đơn yêu cầu bổ sung. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ
sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thủ tục AD BPKCTT:
Trường hợp Tòa án được yêu cầu Căn cứ theo Điều 10 Nghị quyết
02/2020/NQ-HĐTP
Điều 10. Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ
luật Tố tụng dân sự
1. Trường hợp Tòa án nhận
đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa thì thực
hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét đơn và các tài liệu,
chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đó. Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ nội
dung quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân
sự, Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn. Nếu chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu
họ cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm
nhận được yêu cầu của Thẩm phán. Thẩm phán cũng có thể hỏi thêm ý kiến của họ.
Thẩm phán có thể yêu cầu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời trình bày ý kiến trước khi ra quyết định nếu việc trình bày đó bảo đảm cho
việc ra quyết định đúng đắn và không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán không được yêu cầu người bị áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trình bày ý kiến trong trường hợp áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ theo quy
định tại khoản 2 Điều 206 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ và nghe
trình bày của người yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu
có), nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 9, 12, 13, 14 và 17 Điều 114 của
Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời; nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy
định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của
Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán buộc người yêu cầu phải thực hiện biện
pháp bảo đảm. Ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện
pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Bộ
luật Tố tụng dân sự thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
2. Trường hợp Hội đồng
xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì
Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án, tùy từng trường
hợp mà Hội đồng xét xử giải quyết như sau:
a) Nếu chấp nhận yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người yêu cầu không phải thực hiện biện
pháp bảo đảm thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời;
b) Nếu có căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người yêu
cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực
hiện xong biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều
136 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
c) Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 của Bộ luật Tố tụng
dân sự trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người yêu cầu cung
cấp bổ sung chứng cứ;
d) Nếu không chấp nhận
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo
ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trường hợp AD BPKKTT cùng với việc nộp
đơn khởi kiện: Căn cứ
theo Điều 11 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP
Điều 11. Về thủ tục giải quyết yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
1. Trường hợp nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố
tụng dân sự ngoài giờ làm việc (kể cả ngày nghỉ), người tiếp nhận đơn
phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm
phán thụ lý giải quyết đơn.
2. Trong thời hạn 48 giờ,
kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm
phán phải xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo để xác định yêu cầu khởi
kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đã nhận đơn hay không.
Trường hợp yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền thì tiếp tục xem xét giải quyết
đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều
10 Nghị quyết này. Trường hợp yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền thì trả
lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng
cứ kèm theo cho họ.
Xác định giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản: Căn cứ theo
Điều 12 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP
Điều 12. Về xác định giá trị tương đương khi
phong tỏa tài khoản, tài sản quy định tại khoản
4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 và Điều 125 của Bộ luật Tố tụng dân sự cần phân
biệt như sau:
1. Việc xác định nghĩa vụ
tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện
phải căn cứ theo đơn khởi kiện, đơn phản tố của bị đơn và đơn yêu cầu độc lập
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
2. Tòa án chỉ được phong
tỏa tài khoản, tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người
bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Người yêu
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài
khoản, tài sản bị phong tỏa. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài liệu liên quan đến
việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa. Tòa án căn cứ vào tài
liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài sản bị
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
3. Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể
phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản) có giá trị cao hơn nghĩa
vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải
thực hiện theo đơn khởi kiện, Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ
làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự không chấp
nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.
Thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT: Căn cứ theo Điều 15 Nghị
quyết 02/2020/NQ-HĐTP
Điều 15. Về thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp
khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 137 của Bộ luật
Tố tụng dân sự
1. Trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có
đơn yêu cầu Tòa án thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực
hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự và
hướng dẫn tại các điều 10, 11 và 12 của Nghị quyết này.
2. Trường hợp thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu
cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc phải thực hiện biện pháp bảo
đảm ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện thì Tòa án xem xét quyết định
cho họ được nhận lại toàn bộ hoặc một phần khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc
giấy tờ có giá mà họ đã gửi trong tài khoản phong tỏa tại ngân hàng theo quyết
định của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
113 của Bộ luật Tố tụng dân sự.