Tranh chấp về thừa kế: Những người không có
quyền hưởng di sản; Di sản thuộc về ai khi thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa
kế hết; Di sản thờ cúng.
1. Những người không có quyền hưởng di sản.
Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990
a) Người thừa kế
đã bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản hoặc
về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc
toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khách có quyền hưởng, thì dù đã được xoá
án cũng không có quyền hưởng di sản của người đã chết.
b) Những người có
nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 23, 27 Luật Hôn
nhân và gia đình (như cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em) trong khoảng
thời gian 3 năm trước khi người để lại di sản chết, nếu có khả năng thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm
vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng, thì không có quyền hưởng di
sản của người đó.
c) Người có hành
vi lừa dối, cưỡng ép người có tài sản trong việc lập di chúc, giả mạo (sửa đổi,
bổ sung, thay thế...) di chúc, huỷ (giấu, phá huỷ...) di chúc với mục đích để
hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người có tài sản, thì
không có quyền hưởng di sản của người đó.
Những người có
hành vi quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh không có quyền hưởng di sản
theo pháp luật cũng như theo di chúc đã lập trước khi có hành vi đó. Tuy nhiên,
họ vẫn được hưởng di sản trong các trường hợp sau đây:
- Người đã lập di
chúc thể hiện ý chí bằng văn bản hoặc bằng lời nói vẫn cho họ được hưởng di sản
theo di chúc đã lập.
- Người chưa lập
di chúc thể hiện ý chí vẫn cho họ hưởng di sản bằng việc lập di chúc.
2. Di sản thuộc về ai khi thời hiệu khởi kiện
chia di sản thừa kế hết.
Căn cứ theo khoản
1 Điều 623 BLDS 2015
“1. Thời hiệu để
người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với
động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người
thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý
di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc
quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật
này;
b) Di sản thuộc về
Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Căn cứ theo Văn bản
01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016
“Trường hợp nhiều
người thừa kế đang cùng quản lý di sản hoặc mỗi người thừa kế quản lý di sản một
giai đoạn khác nhau mà có tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản hết thời hiệu
yêu cầu chia di sản thừa kế thì Tòa án có được áp dụng quy định tại khoản 1 Điều
623 BLDS năm 2015 để xác định di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản
hay không ?
Khoản 1 Điều 623
BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30
năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó...”.
Người thừa kế
đang quản lý di sản phải được hiểu là người thừa kế đang chiếm hữu và sử dụng
di sản hợp pháp theo quy định của BLDS. Nếu có nhiều người thừa kế cùng nhau
chiếm hữu và sử dụng di sản thì di sản thuộc sở hữu chung của họ.Nếu mỗi người
thừa kế quản lý di sản một giai đoạn khác nhau thì Tòa án phải áp dụng quy định
tại khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015 để công nhận quyền sở hữu cho người thừa kế
đang quản lý di sản; quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản trước đó được
xem xét, đánh giá trong từng vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật.”
3. Di sản thờ cúng.
Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990
3. VỀ DI SẢN DÙNG
VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Điều 21 của Pháp
lệnh đã quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Nội dung của điều này được
hiểu như sau: Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì
di sản đó coi như di sản chưa chia. Nếu thời hiệu khởi kiện về thừa kế đang còn
mà việc thờ cúng không dược thực hiện theo di chúc thì di sản dùng vào việc thờ
cúng do những người thừa kế theo pháp luật được hưởng. Nếu thời hiệu khởi kiện
về thừa kế đã hết mà việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc, thì người
nào trong số những người thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợp pháp di sản đó
được hưởng di sản đó; nếu người đang quản lý hợp pháp di sản dùng vào việc thờ
cúng không phải là người thừa kế theo pháp luật, thì người thừa kế theo quy định
tại Điều 25 của Pháp lệnh Thừa kế mà đang còn sống vào thời điểm xảy ra tranh
chấp về di sản đó được hưởng.