5.1. Thuê nhà ở.
Nghị
quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Điều 12. Cơ quan,
tổ chức thuê nhà ở của cá nhân
1. Đối
với hợp đồng thuê nhà ở mà nhà đó đang được sử dụng để ở, thì giải quyết như
sau:
a)
Trong trường hợp nhà thuê đang được sử dụng cho cá nhân ở mà thời hạn thuê nhà
ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực hoặc thời hạn thuê
nhà ở không được xác định trong hợp đồng, thì bên thuê là cơ quan, tổ chức đang
quản lý nhà ở đó phải trả lại nhà cho bên cho thuê, kể từ ngày 1 tháng 7 năm
2005, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
Trong
trường hợp bên thuê là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động mà không có cơ
quan, tổ chức nào quản lý nhà ở đó, thì cá nhân đang trực tiếp sử dụng nhà ở đó
thoả thuận với bên cho thuê để giải quyết; nếu không thoả thuận được, thì bên
cho thuê được lấy lại nhà, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, nhưng phải thông báo
bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất là ba tháng;
b)
Trong trường hợp nhà thuê đang được sử dụng cho cá nhân ở và cho đến ngày Nghị
quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng vẫn còn, nếu thời
hạn thuê kết thúc trước ngày 1 tháng 7 năm 2005, thì bên thuê là cơ quan, tổ
chức đang quản lý nhà ở đó phải trả lại nhà cho bên cho thuê kể từ ngày 1 tháng
7 năm 2005; nếu thời hạn thuê kết thúc sau ngày 1 tháng 7 năm 2005, thì bên cho
thuê được lấy lại nhà theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp các bên
có thoả thuận khác;
Trong
trường hợp bên thuê là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động mà không có cơ
quan, tổ chức nào quản lý nhà ở đó và thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng kết
thúc trước ngày 1 tháng 7 năm 2005, thì cá nhân trực tiếp sử dụng nhà ở đó thoả
thuận với bên cho thuê để giải quyết; nếu không thoả thuận được, thì bên cho
thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, nhưng phải thông báo
bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất là ba tháng; nếu thời hạn thuê kết
thúc sau ngày 1 tháng 7 năm 2005, thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở theo quy
định của Bộ luật dân sự;
c)
Trong trường hợp cá nhân được tiếp tục ở nhà thuê theo quy định tại điểm a và
điểm b khoản này mà phát sinh các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết này, thì thực hiện theo quy định tại các điểm đó.
2. Đối
với hợp đồng thuê nhà ở mà nhà đó đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, thì giải quyết như sau:
a)
Trong trường hợp thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết
này có hiệu lực hoặc thời hạn thuê nhà ở không được xác định trong hợp đồng,
thì các bên thoả thuận để giải quyết; nếu không thoả thuận được, thì cơ quan,
tổ chức đang quản lý, sử dụng nhà ở đó phải trả lại nhà cho bên cho thuê, kể từ
ngày 1 tháng 7 năm 2002;
b)
Trong trường hợp cho đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở
theo hợp đồng vẫn còn, nhưng kết thúc trước ngày 1 tháng 7 năm 2002, thì các
bên thoả thuận để giải quyết; nếu không thoả thuận được, thì cơ quan, tổ chức
đang quản lý, sử dụng nhà ở đó phải trả lại nhà cho bên cho thuê kể từ ngày 1
tháng 7 năm 2002; nếu thời hạn thuê nhà ở kết thúc sau ngày 1 tháng 7 năm 2002,
thì được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự.
3. Các
quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 3 của Nghị quyết này cũng được áp dụng để
giải quyết hợp đồng thuê nhà ở giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức.
5.2. Mượn nhà ở.
Nghị
quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Điều 13. Cơ quan,
tổ chức mượn nhà ở của cá nhân
1.
Trong trường hợp nhà mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở, thì việc giải quyết
được áp dụng theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này.
Trong trường hợp nhà mượn đã được cơ quan, tổ chức bán
hoặc cho thuê, thì hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê bị vô hiệu và hậu quả pháp
lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật dân sự.
2.
Trong trường hợp nhà mượn đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản
xuất, kinh doanh, công trình công cộng, thì việc giải quyết được áp dụng theo
quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị quyết này.
5.3. Mua bán, đổi nhà, tặng cho,
thừa kế nhà ở.
Nghị
quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Điều 15. Mua bán nhà ở, đổi nhà ở, tặng
cho nhà ở, thừa kế nhà ở giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức
1.
Việc giải quyết hợp đồng mua bán nhà ở được áp dụng theo quy định tại Điều 5
của Nghị quyết này.
2.
Việc giải quyết hợp đồng đổi nhà ở được áp dụng theo quy định tại Điều 6 của
Nghị quyết này.
3.
Việc giải quyết hợp đồng tặng cho nhà ở được áp dụng theo quy định tại Điều 7
của Nghị quyết này.
4.
Việc giải quyết thừa kế nhà ở được áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Nghị
quyết này.
=>> Việc giải
quyết hợp đồng tương tự như trường hợp giao dịch dân sự giữa cá nhân với cá
nhân.
5.4. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp,
làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới.
Nghị
quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Điều 16. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới
Việc
sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới được giải
quyết như sau:
1.
Trong trường hợp nhà đó đang được sử dụng để ở, thì việc giải quyết được áp
dụng theo quy định tại Điều 11 của Nghị quyết này;
2.
Trong trường hợp nhà đó đang được sử dụng để làm cơ sở sản xuất, kinh doanh,
trụ sở làm việc, công trình công cộng, thì việc giải quyết do các bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được, thì việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được
giải quyết theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Nghị quyết này, còn
diện tích làm thêm, nhà ở mới được công nhận quyền sở hữu cho bên cho thuê, cho
mượn nhưng họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn giá trị đầu tư xây dựng
còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới đó theo giá thị trường tại thời
điểm thanh toán.
5.5. Phương thức trả nhà ở.
Nghị
quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Điều 14. Phương thức trả nhà ở
Trong
trường hợp cơ quan, tổ chức phải trả nhà ở cho bên cho thuê, bên cho mượn, thì
tuỳ từng trường hợp việc trả có thể được thực hiện theo những phương thức sau
đây:
1. Trả
lại nhà mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng;
2. Trả bằng nhà khác ;
3. Trả
bằng tiền ;
4. Nhà
nước giao đất ở không phải trả tiền sử dụng đất.
Nghị định
25/1999/NĐ-CP
PHƯƠNG THỨC TRẢ NHÀ Ở GIỮA CƠ QUAN, TỔ
CHỨC VỚI CÁ NHÂN
Điều 3. Các phương thức trả lại nhà ở
1.
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải trả nhà ở cho bên cho thuê, bên cho
mượn, thì tuỳ từng trường hợp các bên có thể thoả thuận việc trả nhà theo những
phương thức sau đây:
ưa)
Trả nhà mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng;
b) Trả
bằng nhà khác;
c) Trả
bằng tiền;
d) Nhà
nước giao đất ở không phải trả tiền sử dụng đất.
2.
Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở hoặc tuy đang
được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công
cộng nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 điều này, thì cơ
quan, tổ chức phải trả nhà đó cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định của
Nghị quyết số 58/1998.
3.
Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc nhà thuê, mượn toạ lạc tại khu vực không
được quy hoạch là nhà ở, thì việc trả nhà thực hiện theo các phương thức quy
định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này.
Tuỳ
từng trường hợp và điều kiện cụ thể của địa phương, việc trả nhà có thể thực
hiện bằng một trong 3 phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều
này hoặc kết hợp đồng thời 3 phương thức nhưng tổng giá trị (tính bằng tiền)
nhà đất trả cho bên cho thuê, bên cho mượn không lớn hơn giá trị nhà đất (tính
bằng tiền) cho thuê, cho mượn.
Điều 4. Cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê,
mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn
Trong
trường hợp cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho
mượn mà nhà cho thuê, cho mượn đã được đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm
thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới, thì giải quyết như sau:
1. Khi
nhận lại nhà, nếu bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán kinh phí đầu tư,
sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì:
a) Nếu
nguồn kinh phí của cá nhân, thì bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán cho
cá nhân đó;
b) Nếu
nguồn kinh phí của cơ quan, tổ chức, thì bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh
toán cho cơ quan, tổ chức đó.
2. Khi
trả lại nhà, nếu nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở và cá nhân đó
được công nhận có quyền sở hữu đối với phần diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng
mới thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn giá trị quyền sử dụng
đất tương ứng với diện tích đất mà họ có quyền sử dụng.
Điều 5. Cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở
khác cho bên cho thuê, bên cho mượn
1.
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà khác cho bên cho thuê, bên cho
mượn, thì giá trị nhà ở, đất ở trả lại không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở
đang thuê, đang mượn.
Trong
trường hợp có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhà
ở, đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng
tiền.
2. Giá
trị nhà ở, đất ở do Hội đồng định giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xác định căn
cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và giá trị quyền sử dụng đất.
a) Giá
trị còn lại của nhà ở được xác định như sau:
-
Trong trường hợp nhà thuê, nhà mượn vẫn còn, thì giá trị còn lại của nhà được
xác định bằng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà ở tại thời điểm trả nhà nhân
(x) với diện tích nhà (m2) nhân (x) với giá nhà ở xây dựng mới (đ/m2)
tương ứng với cấp, hạng nhà cho thuê, cho mượn.
Tỷ lệ
(%) chất lượng còn lại của nhà ở được xác định theo quy định của pháp luật.
Giá
nhà ở xây dựng mới được xác định theo bảng giá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành theo khung giá của Chính phủ;
-
Trong trường hợp nhà thuê, nhà mượn đã bị phá dỡ để xây dựng nhà khác thay thế,
thì giá trị còn lại của nhà ở bằng giá nhà ở xây dựng mới tương ứng với cấp,
hạng nhà cho thuê, cho mượn.
b) Giá
trị quyền sử dụng đất được xác định trên cơ sở bảng giá các loại đất do ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá của Chính phủ.
Điều 6. Cơ quan, tổ chức trả bằng tiền
cho bên cho thuê, bên cho mượn
Trong
trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn thì số
tiền mà cơ quan, tổ chức phải trả không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang
thuê, đang mượn.
Việc
xác định giá trị nhà ở, đất ở được áp dụng theo khoản 2 Điều 5 của Nghị định
này.
Điều 7. Cơ quan, tổ chức trả bằng hình
thức Nhà nước giao đất ở không phải trả tiền sử dụng đất cho bên cho thuê, bên
cho mượn
1.
Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn để tạo lập
nhà ở mới, thì các khoản tiền phải nộp để nhận đất theo chế độ hiện hành của
Nhà nước do cơ quan, tổ chức chi trả trực tiếp cho cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
2.
Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở
cho thuê, cho mượn với đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần
chênh lệch đó bằng tiền.
Điều 8. Nguồn kinh phí để thực hiện trả
lại nhà ở
1.
Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả nhà ở theo các quy định tại các Điều 5, 6
và 7 của Nghị định này được ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà
nước theo đúng các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành:
a) Đối
với các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương do ngân sách Trung ương chi trả;
ưb)
Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc địa phương do ngân sách địa phương chi
trả;
c) Đối
với các doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách Nhà
nước do nguồn vốn của các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức đó chi trả.
2. Nhà
nước dành một phần kinh phí để hỗ trợ nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu
dân cư và tạo lập quỹ nhà ở để bán, cho thuê đối với các trường hợp phải trả
nhà theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998 mà không còn chỗ ở nào khác hoặc
không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác.
Điều 9. Hội đồng định giá
1. Hội
đồng định giá nhà ở, đất ở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Hội đồng có trách nhiệm xác định giá trị nhà đất để làm cơ sở thanh toán.
2.
Thành phần Hội đồng bao gồm:
- Đại
diện Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch Hội đồng;
- Đại
diện Sở Xây dựng, ủy viên;
- Đại
diện Sở Địa chính - Nhà đất, ủy viên;
- Đại
diện Sở Tư pháp, ủy viên;
- Đại
diện ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có nhà ở
phải trả lại, ủy viên;
Hội
đồng mời bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở và các chuyên gia của các ngành có
liên quan tham dự và phát biểu ý kiến trước khi Hội đồng quyết định về giá trị
của nhà ở, đất ở.
5.6. Giải quyết tranh chấp.
Thông
tư liên tịch 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
8. Giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự về nhà ở
giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức.
Khi đã xác định được quan hệ giữa các bên là giao dịch
dân sự về nhà ở giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức, thì Toà án cần chú ý xác
định đó là quan hệ gì (thuê nhà ở, mượn nhà ở, mua bán nhà ở, đổi nhà ở, tặng
cho nhà ở hay thừa kế nhà ở) để giải quyết theo đúng các quy định tại các điều
tương ứng thuộc mục III của Nghị quyết số 58/1998. Nếu trong các điều kiện
cụ thể này, có quy định việc giải quyết được áp dụng theo quy định tại các điều
tương ứng thuộc mục II của Nghị quyết số 58/1998, thì Toà án thực hiện
theo các hướng dẫn tương ứng tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Mục III của
Thông tư này.
Nghị
quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
Điều 17. Áp dụng các quy định của Nghị
quyết để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được
xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991
1.
Việc áp dụng các quy định của Nghị quyết này trong quá trình giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày
1tháng 7 năm 1991 được thực hiện như sau:
a) Đối
với những vụ án đã được Toà án nhân dân thụ lý, nhưng chưa được xét xử sơ thẩm
trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực pháp luật, những vụ án mà bản án, quyết
định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị
hợp lệ, nhưng chưa được xét xử phúc thẩm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực
pháp luật, những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị, nhưng chưa được xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày
Nghị quyết này có hiệu lực pháp luật, thì áp dụng những quy định của Nghị quyết
này để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;
b) Đối
với những vụ án đã được Toà án nhân dân giải quyết theo đúng các văn bản pháp
luật trước đây và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì
không căn cứ vào các quy định của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm;
c) Đối
với những vụ án về đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, quản lý nhà ở vắng
chủ giữa cá nhân với cá nhân đã được Toà án nhân dân xét xử, bản án, quyết định
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà Toà án đã bác yêu cầu đòi lại nhà do
chưa đủ điều kiện lấy lại nhà ở, nay đương sự lại có đơn khởi kiện, thì Toà án
thụ lý giải quyết như một vụ án dân sự mới.
2. Thời gian từ ngày 1 tháng 7
năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập
trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.
Điều 18. Điều khoản thi hành
Nghị
quyết này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1999.
Chính
phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
IV. VIỆC TÍNH THỜI HIỆU
THEO KHOẢN 2 ĐIỀU 17 CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 58/1998
Đối
với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày
1-7-1991, thì việc tính thời hiệu trong từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Trong trường hợp chưa khởi kiện mà
pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thì thời gian từ ngày 1-7-1996
đến ngày 1-1-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ:
Thừa kế được mở ngày 01-5-1990. Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự, thì
thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Nhưng theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế thì đối với các việc
thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thì thời hiệu được tính từ ngày
công bố Pháp lệnh, tức là ngày 10-9-1990. Áp dụng khoản 2 Điều 17 của Nghị
quyết số 58/1998, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong trường hợp cụ
thể này đến ngày 10-3-2003, vì mười năm này được tính như sau:
- Từ ngày
10-9-1990 đến ngày 01-7-1996 là 5 năm 9 tháng 20 ngày.
- Từ
ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
- Từ
ngày 01-01-1999 đến ngày 10-3-2003 là 4 năm 2 tháng 10 ngày (5 năm 9 tháng 20
ngày + 4 năm 2 tháng 10 ngày = 10 năm).
2.
Trong trường hợp đã được xét xử và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật, thì thời gian từ ngày 1-7-1996 đến ngày 1-1-1999 không tính vào thời
hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ví dụ: Bản án đã có hiệu lực pháp luật ngày 1-3-1995.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự thì "việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến
hành trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật. Áp dụng khoản 2 Điều 17 của Nghị quyết số 58/1998, thì thời hạn
kháng nghị trong trường hợp cụ thể này đến ngày 1-9-2000, vì ba năm được tính
như sau:
- Từ
ngày 1-3-1995 đến ngày 1-7-1996 là một năm bốn tháng.
- Từ
ngày 1-7-1996 đến ngày 1-1-1999 không tính vào thời hạn kháng nghị.
- Từ
ngày 1-1-1999 đến ngày 1-9-2000 là một năm tám tháng.
(Một
năm bốn tháng+ một năm tám tháng = ba năm).
3.
Việc tính thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được thực hiện tượng tự như
hướng dẫn tại khoản 2 Mục này.
4. Đối
với các vụ án đã thụ lý và đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc
thẩm hoặc đang thụ lý để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm mà Toà án
đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết, thì tiếp tục giải quyết theo thủ tục
chung.