Căn cứ theo Điều 4 Nghị
quyết 03/2012/NQ-HĐTP (hết hiệu lực từ 01/07/2016)
Việc xác định vụ việc
thuộc:
+ Khoản 11 Điều 26: “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu.”
+ Khoản 6 Điều 27: “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu.”
1. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm
chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật công chứng tranh chấp với nhau về việc tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của BLTTDS.
2. Trường hợp người yêu cầu công
chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng cho rằng việc công chứng
có vi phạm pháp luật và cùng có yêu cầu
Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS.
Đối với yêu cầu liên quan đến tài sản cưỡng chế thi hành án.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị
quyết 03/2012/NQ-HĐTP (hết hiệu lực từ 01/07/2016)
Việc xác định vụ việc
thuộc:
+ Khoản 12 Điều 26: “Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng
chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.”
+ Khoản 9 Điều 27: “Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử
dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy
định của Luật thi hành án dân sự.”
1. Đối với tài sản bị cưỡng chế để thi hành án nhưng
có tranh chấp về quyền sở hữu thì đương sự, người có tranh chấp (quy định tại Điều
75 của Luật Thi hành án dân sự) có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp liên
quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án quy định tại khoản 10
Điều 25 BLTTDS để yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu, phân chia tài sản
chung.
Ví dụ 1: Theo bản án của Tòa án thì A phải trả B 500
triệu đồng. Do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án thông báo
cho A về việc cưỡng chế quyền sử dụng đất là tài sản của A. C và D cho rằng
quyền sử dụng đất là tài sản chung của A, C và D nên khởi kiện yêu cầu Tòa án
xác định phần sở hữu của C và D trong khối tài sản chung của A, C và D. Trong
trường hợp này Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi
hành án dân sự và khoản 10 Điều 25 của BLTTDS để thụ lý, giải
quyết theo thủ tục chung.
Ví dụ 2: Theo bản án của Tòa án thì A phải trả B 500
triệu đồng. Do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án đã cưỡng
chế quyền sử dụng đất mang tên A để thi hành án. C cho rằng quyền sử dụng đất
là tài sản riêng của mình nhờ A đứng tên hộ nên khởi kiện yêu cầu Tòa án xác
định đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp này, Tòa án căn cứ
vào quy định tại Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự, khoản 10 Điều
25 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
2. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về
thi hành án dân sự (khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự) thuộc
thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của BLTTDS, cụ thể
như sau:
a) Có căn cứ cho rằng
đó là tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án thì yêu cầu xác định
quyền sở hữu của người phải thi hành án để bảo đảm thi hành án;
b) Có căn cứ cho rằng
đó là tài sản chung, trong đó có phần của người phải thi hành án thì yêu cầu
xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo
đảm thi hành án;
c) Có căn cứ cho rằng
quyền sử dụng đất của người phải thi hành án, thì yêu cầu xác định quyền sử
dụng đất của người đó để bảo đảm thi hành án;
d) Có căn cứ cho rằng
quyền sử dụng đất là tài sản chung, trong đó có phần của người phải thi hành án
thì yêu cầu xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản
chung để bảo đảm thi hành án.
Ví dụ: Theo bản án của Tòa án thì A phải trả B 500
triệu đồng nhưng do A không tự nguyện thi hành án nên Cơ quan thi hành án thông
báo cho A về việc cưỡng chế quyền sử dụng đất là tài sản của A nhưng A cho rằng
quyền sử dụng đất này là tài sản chung của A và C. Do A và C không tự phân chia
phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và không khởi kiện. Trường hợp
này, nếu B yêu cầu xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối
tài sản chung thì Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật
Thi hành án dân sự và khoản 7 Điều 26 của BLTTDS để thụ lý, giải
quyết theo thủ tục chung.