Tranh chấp về thừa kế: Thừa kế thế vị; Từ
chối thừa kế; Phân chia di sản.
1. Thừa
kế thế vị.
Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990
5. VỀ THỪA KẾ THẾ
VỊ
Điều 26 quy định:
"Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản,
thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".
Trong quy định
trên có một số điểm cần chú ý như sau:
a) Cháu phải sống
vào thời điểm ông, bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông, bà. Chắt
phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của cụ.
b) Trong trường hợp
con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ nuôi, thì con của người nuôi (tức là cháu của
cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng
nếu cha, mẹ của chắt còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
c) Cháu sinh ra
sau khi ông, bà chết nhưng đã thành thai trước khi ông, bà chết cũng là người
thừa kế thế vị tài sản của ông, bà. Chắt sinh ra sau khi cụ chết, nhưng đã
thành thai trước khi cụ chết cũng là người thừa kế thế vị tài sản của cụ.
d) Các cháu được
hưởng chung phần di sản mà đáng lẽ cha, hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu cha, hoặc
mẹ của cháu không chết trước ông, bà. Trong trường hợp các cháu đều đã chết trước
ông, bà thì chắt được hưởng thừa kế thế vị. Các chắt được hưởng chung phần di sản
mà đáng lẽ cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu cha hoặc mẹ của chắt không chết
trước cụ của chắt.
2. Từ chối thừa kế.
Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990
8. VỀ VIỆC KHƯỚC
TỪ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN, NHƯỜNG QUYỀN HƯỞNG DI SẢN
Khước từ quyền hưởng
di sản là việc người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoàn toàn từ bỏ
quyền hưởng di sản. Việc người thừa kế nhường quyền hưởng di sản cho người thừa
kế theo di chúc hoặc cho người thừa kế theo pháp luật cũng được coi là khước từ
quyền hưởng di sản. Toà án không chấp nhận việc người thừa kế khước từ quyền hưởng
di sản nếu thấy việc khước từ đó nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của bản
thân về trả nợ, bồi thường thiệt hại, đóng góp phí tổn nuôi con hoặc cấp dưỡng
cho vợ, chồng sau khi ly hôn...
3. Phân chia di sản.
Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990
9. VỀ PHÂN CHIA
DI SẢN
Khi phân chia di
sản theo quy định tại Điều 35 của Pháp lệnh, cần chú ý một số điểm sau:
a) Nếu có người
thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra, thì Toà án phải dành lại một
phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó
còn sống khi sinh ra thì được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người
thừa kế khác cùng hàng được hưởng chung phần di sản đó. Trong trường hợp sinh
đôi, sinh ba... nếu những người mới sinh ra còn sống từ hai người trở lên và
đương sự có yêu cầu, thì phải huỷ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
tái thẩm để phân chia lại tài sản nhằm bảo đảm quyền được hưởng phần di sản
ngang nhau của những người thừa kế cùng hàng.
b) Những người thừa
kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Trong trường hợp không thể
phân chia được hiện vật hoặc không thể chia đều hiện vật thì người nhận toàn bộ
hiện vật hoặc nhận hiện vật có giá trị cao phải thanh toán tiền chênh lệch cho
người không nhận hiện vật hoặc nhận hiện vật có giá trị thấp. Tuy nhiên, khi
phân chia tài sản, Toà án cần chú ý bảo đảm tối đa giá trị sử dụng tài sản, khả
năng sử dụng hợp lý tài sản, ổn định đời sống của những người thừa kế và bảo đảm
đoàn kết trong gia đình.